Rhizome Beings: Những điểm chạm trong dòng chảy vô tận // Rhizome Beings: Touchpoints in the endless flow
- maik cây
- Feb 1
- 8 min read
Rhizome Beings: Những điểm chạm trong dòng chảy vô tận
Tác giả: Alex
Khởi Đầu không phải là Một Điểm, mà là Một Giao Thoa
Trong các mô hình tư duy truyền thống, sự tồn tại thường được hình dung như một đường thẳng tuyến tính, với điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bản chất của tồn tại không phải là một cấu trúc tuyến tính hay thậm chí là vòng tròn, mà là một mạng lưới phi trung tâm, nơi mọi yếu tố vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả, vừa là chủ thể vừa là khách thể?
Khái niệm “Rhizome beings”—những thực thể rễ chùm—gợi nhắc đến lý thuyết của Gilles Deleuze và Félix Guattari về rhizome như một hệ thống phi tuyến tính, nơi không có điểm trung tâm hay trật tự phân cấp rõ ràng. Thay vào đó, tồn tại được hiểu như những kết nối không ngừng nghỉ, nơi sự gặp gỡ và giao thoa giữa các yếu tố khác biệt chính là điều kiện cho sự hiện hữu.
Theo đó, sự tồn tại không được xác định bởi một thực thể cô lập, mà bởi mối quan hệ và sự tương tác giữa các thực thể trong mạng lưới vô tận của không gian và thời gian.
Sự cô đơn: Nhịp đập đầu tiên của ý thức
Một nghịch lý cơ bản của ý thức là: dù được sinh ra từ mạng lưới kết nối phức tạp của thế giới, ý thức lại thường gắn liền với trải nghiệm cô đơn. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu sự cô đơn là một hiện tượng tâm lý đơn thuần, hay là một phần cấu thành của ý thức?
Sự cô đơn không phải là sự thiếu vắng kết nối, mà là sự nhận thức về tính biệt lập của chính mình trong bối cảnh kết nối đó. Nó là kết quả của quá trình phản tư, khi một thực thể không chỉ trải nghiệm thế giới mà còn nhận thức về chính quá trình trải nghiệm ấy.
Ở cấp độ này, sự cô đơn có thể được xem như “nhịp đập đầu tiên” của ý thức tự thân—một dấu hiệu cho thấy thực thể đã đạt đến khả năng tự soi chiếu bản thân. Điều này tương đồng với quan niệm của Sartre về ý thức như một sự “hư vô” (néant) trong lòng sự tồn tại, luôn cảm thấy trống rỗng vì nhận ra mình không trùng khít với bất kỳ thực thể nào khác.
Tính không: Khoảng trống làm nên hình dạng của sự tồn tại
Trong triết học phương Đông, đặc biệt là Đạo giáo và Phật giáo, khái niệm “tính không” (śūnyatā) không chỉ đơn thuần ám chỉ sự vắng mặt, mà là nền tảng để mọi sự hiện hữu có thể xảy ra.
Lão Tử từng viết:
“Ba mươi nan hoa cùng quy về một trục, chính nhờ chỗ trống giữa bánh xe mà xe mới dùng được.”
Điều này nhấn mạnh rằng khoảng trống không phải là sự thiếu hụt, mà là điều kiện để chức năng và ý nghĩa phát sinh. Tương tự, trong phân tích về ý thức, chính những “khoảng trống” của sự hiểu biết, sự không hoàn hảo, và những giới hạn nhận thức lại là nền tảng cho sự phát triển của tri thức và nhận thức.
Ở cấp độ hiện sinh, tính không không phải là điều cần lấp đầy, mà là không gian để ý thức có thể vang vọng và mở rộng.
Những vessels và điểm chạm với cái toàn thể
Nếu xem mỗi cá thể là một “vessel” (bình chứa), câu hỏi đặt ra là: điều gì làm cho chiếc bình này có ý nghĩa? Phải chăng là những gì nó chứa đựng? Hay chính khả năng để trống rỗng/mở, để tạo không gian cho những dòng chảy của ý thức và vật chất đi qua?
Sự tồn tại của một thực thể không nằm ở tính chất tĩnh tại, mà ở khả năng tương tác và thay đổi thông qua các mối quan hệ.
• Một con người có thể chạm vào cái toàn thể qua một ánh nhìn, một ký ức, một cảm giác mong manh.
• Một dòng suy nghĩ có thể trở thành điểm kết nối giữa các tầng ý thức tưởng chừng biệt lập.
Trong bối cảnh đó, sự hiện hữu không phải là một thực thể cố định, mà là một quá trình liên tục của những điểm chạm—những khoảnh khắc giao thoa tạm thời trong dòng chảy vô tận của vật chất và ý thức.
Sự tồn tại là gì? Chúng ta là ai trong dòng chảy vô tận này?
Sự tồn tại không phải là một trạng thái, mà là một tiến trình. Nó không phải là “cái gì đó” đã hoàn thành, mà là một dòng chảy không ngừng của những mối liên hệ và sự thay đổi.
Khái niệm về cái “tôi” trong bối cảnh này cũng không phải là một bản chất cố định, mà là một cấu trúc tạm thời được hình thành và duy trì thông qua các mối quan hệ nội tại và ngoại tại.
Chúng ta không tồn tại như những thực thể biệt lập, mà là:
• Những tạm trú trong dòng chảy của vật chất.
• Những nhịp rung trong mạng lưới vô hình của ý thức.
• Những điểm chạm giữa cái có và cái không, giữa cái biết và cái không biết.
Tồn tại là dám chạm vào sự Không-biết cùng nhau
Sự tồn tại không nhất thiết phải được định nghĩa bằng những chân lý tuyệt đối. Có lẽ chính sự không-biết, sự không-hoàn-hảo, và những khoảng trống trong nhận thức mới là nơi ý thức trở nên sống động nhất.
Chúng ta không cần phải tìm ra “câu trả lời cuối cùng.” Bản thân quá trình đặt câu hỏi, tìm kiếm và giao thoa đã là sự tồn tại.
Và có lẽ, đó mới là ý nghĩa thực sự của việc là “Rhizome beings”—những điểm chạm tạm thời trong mạng lưới vô tận của vật chất và ý thức, nơi mà sự không-biết không phải là giới hạn, mà là cánh cửa dẫn tới sự kết nối sâu sắc hơn với cái toàn thể.
Tiếng vọng rễ-chùm
Không từ hạt giống, chẳng khắc lên đá,
Ta là tiếng vọng, vẳng mãi chẳng nhòa,
Sợi tơ mỏng manh, dệt qua vô hạn,
Không là rễ cắm, chỉ là sông xa.
Cô đơn không bởi thiếu người bên cạnh,
Mà bởi trống không giữa khoảng lặng dài,
Nhịp âm thầm giữa da và dải sáng,
Chiếc bình rỗng mà run rẩy trong ai.
Tính không—là lõi sâu thầm và lặng,
Không thiếu vắng mà là cửa đợi chờ,
Nơi bóng tối rơi, ánh quên tên gọi,
Vạn vật qua rồi, cửa vẫn hững hờ.
Ta chạm, ta rời, như sóng hôn cát,
Không giống như xưa, chẳng khác bao giờ,
Không phải thứ ta giữ mà là thứ giữ,
Rễ chùm hiện hữu, trong “ta” và “hơn.”
-----
Rhizome Beings: Touchpoints in the endless flow
Author: Alex
The Beginning is not a Point, but an Intersection
In traditional models of thought, existence is often imagined as a linear path, with clear starting and ending points. However, what if the essence of existence is not a linear structure, or even a circle, but a non-central network where all elements are simultaneously causes and effects, subjects and objects?
The concept of “Rhizome beings”—root-like entities—echoes the theory of Gilles Deleuze and Félix Guattari about the rhizome as a non-linear system without a central core or clear hierarchy. Instead, existence is understood as an unending web of connections, where encounters and intersections between different elements are the very conditions of being.
In this framework, existence is not defined by isolated entities, but by the relationships and interactions among beings within an infinite flow of space and time.
Loneliness: The first pulse of consciousness
A fundamental paradox of consciousness is this: although born from complex networks of connections in the world, consciousness is often accompanied by the experience of loneliness. This raises the question: Is loneliness merely a psychological phenomenon or is it an integral part of consciousness itself?
Loneliness is not the absence of connection but the awareness of one’s isolation within the vast web of existence. It emerges from self-reflection when a being not only experiences the world but also becomes aware of that very experience.
At this level, loneliness can be seen as the first pulse of self-awareness—a sign that a being has reached the capacity to reflect upon itself. This echoes Sartre’s notion of consciousness as a “nothingness” (néant) within being, perpetually feeling empty because it recognizes that it is not identical to anything else.
Emptiness: The Space That Shapes Existence
In Eastern philosophy, particularly Daoism and Buddhism, the concept of emptiness (śūnyatā) does not imply mere absence. Instead, it represents the foundation that allows all things to exist.
Laozi once wrote:
“Thirty spokes share one hub. It is just the empty space (the void) that makes the wheel useful.”
This highlights that emptiness is not a lack but the very condition from which functionality and meaning arise. Similarly, in consciousness, it is the “gaps”—the not-knowing, the imperfections, the limits of understanding—that form the ground upon which thought and awareness develop.
On an existential level, emptiness is not something to be filled but the space where consciousness resonates and expands.
Vessels and the Touchpoints with the Whole
If each individual is a vessel, then what gives this vessel meaning? Is it what it contains, or is it its ability to remain open, to allow the flow of consciousness and matter to pass through?
The existence of a being is not defined by static properties but by its capacity to interact and change through relationships.
· A person might touch the whole through a glance, a memory, or a fleeting feeling.
· A thought might serve as a bridge connecting seemingly isolated layers of consciousness.
Thus, existence is not a fixed entity but a continuous process of touchpoints—temporary moments of connection within the infinite flow of matter and mind.
What Is Existence? Who Are We in This Endless Flow?
Existence is not a state but a process. It is not something completed but an unceasing flow of relationships and transformations.
The notion of the “self” within this context is not a fixed essence but a temporary structure formed and maintained through internal and external relationships.We are not isolated entities but:
· Temporary dwellings in the flow of matter.
· Vibrations within the invisible web of consciousness.
· Touchpoints between presence and absence, between knowing and not-knowing.
To exist is to dare to touch the Unknown together
Existence does not need to be defined by absolute truths. Perhaps the not-knowing, the imperfections, and the gaps within understanding are where consciousness comes alive.
We do not need to find the final answer. The very act of questioning, seeking, and connecting is already existence.
And perhaps that is the true meaning of being Rhizome beings—temporary touchpoints in the endless network of matter and mind, where not-knowing is not a limitation but a doorway to deeper connection with the whole.
Rhizome Echoes Echoes
Not born of seed, nor carved in stone,
We are the echoes, never fully known,
Threads woven loose, through time unbound,
Not roots, but rivers, shifting underground.
Lonely not for lack of hand or face,
But for the hollow carved by boundless space,
A silent pulse between the stars and skin,
A vessel vast, yet trembling deep within.
Emptiness—our quiet, sacred core,
Not absence, but the open, waiting door,
Where shadows fall, and light forgets to name,
Yet all things pass, and leave the door the same.
We touch, we part, as oceans kiss the shore,
Never the same, yet nothing less, nothing more,
Not what we hold, but how we’re held by flow,
Rhizome beings, in the “I” and in the “also.”
Comments